Cách xử lý bảo hiểm ô tô khi gặp nạn
Khi xảy ra tai nạn, điều đầu tiên bạn nên làm là đảm bảo an toàn cho mình và người khác. Hãy dừng xe lại và đảm bảo không có nguy hiểm tiềm tàng trước khi tiếp tục bước vào các bước xử lý bảo hiểm. Gặp phải tai nạn giao thông có thể gây ra cảm xúc và căng thẳng, nhưng cố gắng giữ bình tĩnh và tập trung vào việc xử lý tình huống là điều quan trọng.
Tiếp theo, hãy ghi lại thông tin về sự cố. Ghi lại chi tiết
về địa điểm, thời gian, tình huống xảy ra và mô tả các thiệt hại. Nếu có thể,
chụp hình hoặc quay video các vết tổn hại trên xe và sự cố chính. Những thông
tin này sẽ hỗ trợ quá trình xử lý bảo hiểm và là bằng chứng cần thiết để bảo vệ
quyền lợi của bạn.
Lưu Ý Đối Với Bảo Hiểm Ô Tô Khi Bị Tai Nạn
1. Thông báo ngay đến cho doanh nghiệp bảo hiểm
- Khi tai nạn xảy ra chủ sở hữu xe phải nhanh chóng liên hệ ngay đến doanh nghiệp bảo hiểm để phối hợp giải quyết. Làm mọi cách để sơ cứu, cứu chữa và bảo vệ tài sản, giữ nguyên hiện trường vụ tai nạn. Nhanh chóng báo cho các cơ quan chức năng, công an giao thông tại gần nơi xảy ra tai nạn.
- Khi chưa có sự đồng ý của cơ quan bảo hiểm hoặc yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền thì không được tháo dỡ, di chuyển hoặc sửa chữa tài sản.
- Gọi ngay cho đơn vị bảo hiểm để xác minh và cung cấp hồ sơ, hình ảnh để yêu cầu bồi thường.
2. Nguyên tắc bồi thường
- Trường hợp xảy ra tai nạn, đơn vị bảo hiểm sẽ xem xét phạm vi trách nhiệm bảo hiểm và bồi thường cho bên thứ ba hoặc chủ xe cơ giới trong trường hợp thiệt hại.
- Đối với trường hợp chủ xe cơ giới bị thiệt mạng hoặc thương tật vĩnh viễn, bảo hiểm sẽ bồi thường cho người bị thiệt hại.
3. Phương án bồi thường
Nếu bạn mua điều khoản có chọn cơ sở sửa chữa, thì mức bồi thường sẽ tương ứng với chi phí cần trả cho thiệt hại dựa vào bảng giá của hãng hoặc giá thị trường.
Trường hợp bạn không đăng ký cơ sở sửa chữa, các đơn vị bảo hiểm sẽ chỉ định thay bạn. Bạn sẽ phải tự trả phần chi phí trội lên nếu không đồng ý.
Công ty bảo hiểm sẽ tiến hành bồi thường bằng tiền cho người tham gia trong các tình huống sau:
- Tài sản hư hỏng dễ đánh giá thiệt hại nhưng không có sản phẩm thay thế.
- Tai nạn xảy ra ở nơi vắng vẻ, không đầy đủ các dịch vụ sửa chữa và đảm bảo chất lượng, tiến độ.
- Thời gian sửa kéo dài, trong khi đó cần phải giải quyết tổn thất ngay.
4. Mức bồi thường bảo hiểm
- Mức bồi thường bảo hiểm về người: Đền bù từ 70 triệu đồng/người/tai nạn đối với thiệt hại về người mà xe cơ giới gây nên.
- Bồi thường thiệt hại về tài sản: Đền bù từ 40 triệu đồng/vụ tai nạn khi xác định tài sản bị thiệt hại do lỗi của chủ xe cơ giới gây ra.
- Nếu chủ xe đăng ký nhiều loại hợp đồng bảo hiểm bắt buộc cho một xe cơ giới thì số tiền đền bù sẽ tính theo hợp đồng thứ nhất.
5. Quy trình bồi thường bảo hiểm xe ô tô
- Khi tai nạn xảy ra, bạn vừa thông báo cho Công An, vừa nhanh chóng yêu cầu bảo hiểm đến xác minh tai nạn và hướng dẫn bạn cách khai báo thông tin về vụ tai nạn.
- Nguyên tắc bạn cần nắm là để nhận được tiền bảo hiểm nhanh là phải giữ nguyên hiện trường và có ảnh chụp làm bằng chứng.
- Về phần giám định bồi thường, các công ty bảo hiểm sẽ xem xét báo cáo từ công an khi xảy ra tai nạn, từ đó ước tính tổn thất, mức bồi thường.
- Hồ sơ bồi thường bảo hiểm đối với xe cơ giới bao gồm: Bản sao giấy chứng nhận bảo hiểm, các loại giấy tờ xe như: Cà vẹt xe, bằng lái xe, Chứng nhận đăng kiểm,… Ngoài ra, bạn cũng phải điền thông tin vào tờ khai tai nạn và báo cáo của cơ quan điều tra tai nạn.
Những trường hợp không được bồi thường
- Người được bảo hiểm điều khiển xe cố ý gây tai nạn
- Người được bảo hiểm điều khiển xe không có giấy phép lái xe hợp lệ (chỉ áp dụng với lái xe)
- Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn.
- Chiến tranh, khủng bố, động đất.
- Trong khi điều khiển phương tiện, lái xe có sử dụng ma túy hoặc chất kích thích tượng khác hoặc có nồng độ cồn, rượu bia trong máu vượt quá tỷ lệ cho phép theo quy định của pháp luật.
- Người được bảo hiểm đánh nhau, hoặc đánh một bên thứ 3. Trừ trường hợp được công an xác định là hành động tự vệ chính đáng.
- Người được bảo hiểm gặp vấn đề về sức khỏe như: Bị cảm đột ngột, trúng gió, đang mang bệnh (bao gồm cả bệnh truyền nhiễm). Người được bảo hiểm bị ngộ độc thức ăn, đồ uống hoặc ngộ độc thuốc.
Nắm rõ luật và quy trình bồi thường giúp bạn chủ động làm hồ sơ, đảm bảo quyền lợi bảo hiểm của mình và nhận được khoản bồi thường đúng pháp luật.
Nguồn: https://thanhphongauto.com/top-5-luu-y-doi-voi-bao-hiem-o-to-khi-bi-tai-nan/
Xem thêm các bài viết liên quan:
Top điều cần biết về bảo hiểm ô tô 1 chiều và 2 chiều
Nhận xét
Đăng nhận xét